Cũng như những năm tháng theo học kiến trúc tại Paris,ảnđồáncủamộtcuộcđờicốnghiếket qua xo so ông Thụ luôn có sự hậu thuẫn tuyệt vời của hiền thê, bà Võ Thị Cơ.
Phía sau một công chức ngành kiến trúc
Có thể kể ra rất nhiều công trình có đóng góp của Ngô Viết Thụ để chứng minh cho sự nghiệp lẫy lừng của một kiến trúc sư (KTS) tài ba bậc nhất miền Nam trong khoảng năm 1960 - 1975 và cả giai đoạn sau ngày đất nước thống nhất. Nhưng ít ai biết, kinh tế và việc tổ chức gia đình ông Thụ là nhờ một tay bà Võ Thị Cơ chăm lo.
Người vợ gốc Đà Lạt của ông vừa tề gia nội trợ, chăm sóc 8 đứa con thật tươm tất vừa một tay quán xuyến kinh tế gia đình. Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, trong những năm chiến tranh, bà Cơ tảo tần buôn bán lo cho chồng con chu đáo. Bà phát huy sở trường kinh doanh được truyền từ người cha, quán xuyến mọi việc để ông Thụ tập trung lo việc lớn. Khoảng thập niên 1960 - đầu 1970, bà mua nhà cho thuê lại, mua vải, lụa gửi ở các kho, chờ khi lên giá thì bán kiếm lời; bà không cần mặt bằng, cửa tiệm gì, nhưng có thể mang lại nguồn lãi lớn. Nhờ vậy mà vợ chồng ông Thụ mua được căn villa 22 Đoàn Thị Điểm (Sài Gòn, nay là 22 Trương Định) để gia đình có 8 người con có thể sinh trưởng trong một nếp nhà yên ấm.
Việc dạy dỗ con cái của gia đình ông cũng đặt trên nền tảng đạo lý phương Đông, dù các con ông theo học các trường có triết lý giáo dục phương Tây ở Sài Gòn. Một người cha trọng khí tiết và chung thủy, một người mẹ thuận thảo, đảm đang và biết vun vén đã giúp các con ông bà trưởng thành vững vàng trong một thời cuộc rất nhiều xáo trộn.
Đi qua thác ghềnh lịch sử
Ông Thụ từng có tên trong danh sách học tập sau năm 1975 nhưng chính công trình tác phẩm của ông đã cứu ông. Một ngày của năm 1976, một vị cán bộ cấp cao của chính quyền cách mạng từ miền Bắc vào Sài Gòn đã tỏ ra ngỡ ngàng khi đứng trước Dinh Độc Lập. Ông thắc mắc về tác giả của công trình này và được biết cha đẻ công trình đang ở trong trại cải tạo và đã học tập 1 năm. Vị cán bộ đã tìm cách can thiệp để được gặp và "mở đường" cho Ngô Viết Thụ trở về với công việc chuyên môn, tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp tái thiết đất nước thời hậu chiến.
Một lần nữa, bước qua những định kiến, rào chắn mà chính trị thời cuộc tạo ra, KTS Khôi nguyên La Mã năm xưa lại bước vào một thời kỳ cống hiến mới trong một đất nước thống nhất. Ta lại thấy ông đứng bên cạnh chiến lược gia thời kỳ Đổi mới Võ Văn Kiệt bàn tính những dự án chỉnh trang quan trọng.
Thời kỳ hòa bình, ông thiết kế các công trình như Ty Thủy lợi Đắk Lắk (1976), Bệnh viện tỉnh Sông Bé (1985), khách sạn Century Huế (1990)... và cộng tác trong các dự án quy hoạch tổng thể mặt bằng Hà Nội đến năm 2000, quy hoạch TP.Hải Phòng...
Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn: "KTS Ngô Viết Thụ có nhiều đóng góp quan trọng cùng chia sẻ với nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, về việc quy hoạch phát triển tại VN, đặc biệt là cho vùng đô thị Hà Nội, vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng đô thị TP.HCM, bao gồm quy hoạch các khu đô thị vệ tinh như Khu đô thị Đại học Thủ Đức và Khu hội chợ quốc tế Thủ Đức. Ông ủng hộ định hướng mở rộng phát triển TP.HCM về các phía, nhưng đặc biệt lưu ý chúng ta cần phải gia tăng nhiều hơn hạ tầng không gian xanh và kênh rạch khi phát triển về phía vùng đất thấp như nam Sài Gòn và tiến ra biển".
Hiền thê của ông (bà Võ Thị Cơ) qua đời năm 1977. Ông một mình gà trống nuôi con cho đến khi qua đời năm 2000.
Những năm cuối đời, ông Thụ vẫn đi lại giữa Sài Gòn với nhiều địa phương để tiếp tục tư vấn chỉnh trang, hiến kế quy hoạch phát triển và thực hiện các bản vẽ kiến trúc. Đem tài năng để phụng sự cộng đồng, đó là sự nghiệp bền vững nhất mà Ngô Viết Thụ tâm niệm theo đuổi sau khi quyết định chọn lựa trở về quê hương.
Một trong những ý mà ông nêu bật trong một bài trả lời phỏng vấn hồi cuối thập niên 1990, đại ý là người biết sống và thành tâm phụng sự nhân dân thì thời nào cũng đáng trọng.
Đó cũng là bản đồ án phổ quát của cuộc đời một KTS, nhà quy hoạch tài năng.