Socolive

Giờ đây, số lượng sinh viên đạt loại giỏi trở lên nhiều đến mức trường dự định bỏ quy định lễ phục đ bet168

【bet168】Bằng giỏi để làm gì?

Giờ đây,ằnggiỏiđểlàmgìbet168 số lượng sinh viên đạt loại giỏi trở lên nhiều đến mức trường dự định bỏ quy định lễ phục đỏ cho sinh viên loại giỏi, chỉ còn khoảng 5-7% loại xuất sắc được vinh danh qua lễ phục.

Dữ liệu vĩ mô từ các trường đại học lớn cũng cho kết quả tương tự: sinh viên loại giỏi và xuất sắc đang dần chiếm đa số, theo Báo cáo công khai chất lượng đào tạo năm học 2022-2023. Điển hình là Đại học Ngoại thương, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc ở mức 17,88%, loại giỏi 47,56%. Như vậy, số sinh viên xếp loại khá trở xuống chỉ khoảng 34%. Đại học Kinh tế Quốc dân cũng có tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc và giỏi ở mức cao, lần lượt là 15,15% và 44,72%. Theo thống kê của VnExpress,phần trăm sinh viên đạt bằng giỏi trở lên tăng đáng kể và liên tục trong ba năm gần đây ở hầu hết trường.

Cách đây hai tuần, vấn đề này cũng được nhắc đến tại Hội thảo Giáo dục đại học với nỗi trăn trở rằng điểm tổng kết của sinh viên ngày càng cao nhưng chất lượng đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp lại không được cải thiện.

Điều này có đáng lo ngại? Một số nhà quản trị giáo dục cho rằng sự chuyển biến lớn trong cơ cấu điểm toàn khóa của trường đại học chỉ phản ánh thay đổi trong phương thức kiểm tra đánh giá (nhiều đầu điểm hơn, có cơ chế học cải thiện điểm, bài cuối môn ở dạng thuyết trình, làm nhóm, dựng đồ án chứ không phải thi tự luận trên giấy có giám thị như trước...) mà không phản ánh chất lượng đào tạo.

Giờ đây, tốt nghiệp loại nào không còn quá "hệ trọng" như trước đây 10 năm, khi mà cả một khóa hàng nghìn sinh viên chỉ có một vài em loại xuất sắc.

Với doanh nghiệp, giữa một rừng bằng giỏi và xuất sắc, chỉ còn hai loại sinh viên: làm được việc và không làm được việc.

Vậy bằng cấp có còn giá trị nữa không? Vai trò của đại học trong việc chuẩn bị và dự báo trước về chất lượng lực lượng lao động tri thức cho xã hội liệu có "sống còn" như trước?

Vấn đề lạm phát điểm (grade inflation) đang là tình trạng toàn cầu. Từ này ám chỉ đến việc khi có quá nhiều bằng giỏi thì tức là bằng cấp mất giá trị, hay việc kiểm tra đánh giá trở thành vô nghĩa. Nó cũng cảnh báo việc người học được nhận đánh giá cao hơn công sức học tập thực, từ đó mất đi động lực học thuật.

Ở Mỹ, các đại học lớn Harvard hay Princeton đều phải ban hành chính sách nghiêm khắc để ngăn chặn việc điểm A (loại giỏi) thành điểm đương nhiên sinh viên đạt được.

Ở Anh, năm 2019, Bộ trưởng Giáo dục cảnh báo các trường phải cắt giảm số bằng giỏi và xuất sắc đang cao ngất ngưởng bởi nó làm suy yếu đẳng cấp quốc tế của hệ thống đại học Anh, phá hủy niềm tin vào chất lượng mà nền giáo dục đem lại. Ông coi lạm phát điểm này là mối đe dọa. Văn phòng sinh viên (OfS) được trao quyền thu tiền phạt lên tới 500.000 bảng Anh hoặc 2% thu nhập của trường đại học nhằm ngăn chặn lạm phát điểm, đảm bảo tính công bằng và nhất quán của bằng cấp. Chính sách này có hiệu quả khi năm học 2022-2023 là năm đầu tiên lạm phát điểm chững lại sau 10 năm liên tiếp.

Các báo cáo tương tự cũng nổi lên khắp từ Bắc Âu, Ấn Độ, Hàn Quốc, Philippines cho thấy lạm phát điểm chỉ là bề mặt cho một biến chuyển lớn hơn nằm sâu trong cấu trúc của đại học toàn cầu.

Một số nghiên cứu về hệ thống đại học ở Mỹ khẳng định rằng khi đại học ngày càng trở nên thương mại hóa thì nhà trường sẽ coi sinh viên là các khách hàng cần được làm thỏa mãn hơn là những người trẻ khao khát tìm kiếm tri thức. Một hệ lụy nữa là giảng viên ngại va chạm với "khách hàng" nên chấm điểm nới tay như một biện pháp "an nhàn" cho cả thầy và trò. Phụ huynh và học sinh sẽ là những người ít tích cực nhất trong việc ngăn chặn lạm phát điểm vì ai chẳng muốn mất công mất tiền đi học mà lại thua kém bạn đồng lứa.

Các nghiên cứu về hệ thống đại học nhận được phân bổ ngân sách công (như ở Đức và Canada) lại chỉ ra rằng lạm phát điểm số gắn liền với việc nguồn ngân sách sẽ được đổ vào các trường có nhiều khóa học đại chúng hơn. Các trường nới lỏng áp lực điểm số để sinh viên đăng ký vào nhiều hơn, tỷ lệ thuận với nguồn ngân dồi dào hơn từ những "nhà quản trị lười biếng chỉ biết nhìn bảng điểm". Từ đó phát sinh ra cuộc chạy đua về điểm số giữa các trường. Xu hướng này không thể đảo ngược và dẫn tất cả xuống đáy, các nhà nghiên cứu đã kết luận vậy.

Một số khảo sát tại các đại học có sinh viên quốc tế cho rằng lạm phát điểm xảy ra với sinh viên du học nhằm đảm bảo định mức tuyển sinh và thuận lợi cho việc thu hút sinh viên mới. Từ đó, có một sự lây lan nhất định đến hệ thống chung.

Tuy vậy, phần nhiều nghiên cứu về chủ đề này đều thận trọng khi đưa ra kết luận đâu là nguyên nhân thật sự. Một phần vì dữ liệu chưa đủ lớn, một phần vì khó phân tách giữa lạm phát điểm với việc cải thiện không ngừng chất lượng giảng dạy và đánh giá.

Quay trở lại với Việt Nam, thật khó để đánh giá có tồn tại lạm phát điểm hay không vì chưa có dữ liệu lớn về điểm tổng kết của nhiều đại học trong khoảng 50 năm trở lại đây. Cũng khó đánh giá là lạm phát này có "nhân tạo" và đến mức đe dọa danh tiếng của các trường đại học hay không.

Nhưng số lượng bằng giỏi đang tăng lên, và kinh nghiệm quốc tế phần nào làm tôi suy nghĩ về mối quan hệ tương quan giữa chính sách "tự chủ tài chính" và "đại trà hóa" bậc đại học với tình trạng gia tăng điểm số trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Đây là việc các nhà nghiên cứu giáo dục cần sớm nghiên cứu và đề xuất biện pháp tránh để Việt Nam sớm rơi vào cuộc lạm phát điểm đại học không thể quay đầu.

Lang Minh

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap